Phạt vì ‘chê’ chủ tịch tỉnh trên Facebook: 'Nguy cơ gia tăng việc tùy tiện'

25/11/2015 09:56 GMT+7

'Có thể người bị xử phạt không khiếu nại, khởi kiện hành chính nhưng họ sẽ không phục các quyết định này. Dần dần có thể tạo ra việc không tin tưởng vào cơ quan hành chính và tạo ra nguy cơ gia tăng việc tùy tiện...'

'Có thể người bị xử phạt không khiếu nại, khởi kiện hành chính nhưng họ sẽ không phục các quyết định này. Dần dần có thể tạo ra việc không tin tưởng vào cơ quan hành chính và tạo ra nguy cơ gia tăng việc tùy tiện...'

Ảnh minh họa: ShutterstockẢnh minh họa: Shutterstock
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, theo quy định hiện nay, tất cả các văn bản được ban hành ở địa phương đều qua Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp kiểm tra mới được ban hành, nhưng nhiều đơn vị không có chuyên môn nghiệp vụ cứ ký văn bản là trái nguyên tắc, cần chấn chỉnh lại tình trạng này.

Đã là lãnh đạo cần chấp nhận việc nghe ý kiến trái chiều để sửa mình

Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn

Cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương đều có phòng kiểm tra, thẩm định tham mưu cho Uỷ ban ban hành văn bản. Do đó, kể cả văn bản, chỉ đạo điều hành cũng cần phải có đơn vị chuyên môn tham mưu, chuyên nghiệp, chứ không phải lãnh đạo nào hiện nay cũng biết hết luật, chưa kể lãnh đạo không có chuyên môn luật mà được luân chuyển lãnh  đạo.
“Do đó cần phải giao cơ quan tư pháp thẩm định văn bản trước khi ban hành để tránh tình trạng văn bản phát hành sai sót, vi hiến, dư luận không đồng tình và không đi vào cuộc sống”, luật sư Quynh nói.
Luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, với việc ra các quyết định xử phạt, kỷ luật không có căn cứ pháp luật khiến dư luận phản ứng gay gắt. Việc đưa ra văn bản rồi yêu cầu rút văn bản, đưa ra quyết định và đề xuất thu hồi quyết định cũng là bài học nhắc nhở họ khi giải quyết các vấn đề trong công tác quản lý hành chính cần phải nắm bắt quy định pháp luật, tránh trường hợp ban hành sai, gây phản ứng dư luận.
'Hệ lụy của văn bản này là niềm tin của người dân đối với cơ quan hành pháp trong việc áp dụng, thực thi pháp luật sẽ bị giảm sút' - Ảnh minh họa: Shutterstock
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định, việc Tỉnh ủy An Giang chỉ đạo khẩn trương kiểm tra rà soát kỹ lại quy trình xử lý ba cán bộ, công chức có câu bình luận về Chủ tịch tỉnh trên Facebook và việc UBND thành phố Châu Đốc yêu cầu Phòng Giáo dục đào TP.Châu Đốc thu hồi văn bản cấm “like”, cấm “share”…trên Facebook cho thấy việc tham mưu của cấp dưới, nhất là vai trò của cơ quan tư pháp ở địa phương này chưa tốt.
“Hệ lụy của văn bản này là niềm tin của người dân đối với cơ quan hành pháp trong việc áp dụng, thực thi pháp luật sẽ bị giảm sút. 
Luật sư Nguyễn Đức Chánh
“Hệ lụy của văn bản này là niềm tin của người dân đối với cơ quan hành pháp trong việc áp dụng, thực thi pháp luật sẽ bị giảm sút. Câu hỏi đặt ra là, nếu vụ việc này không được cơ quan truyền thông, báo chí vào cuộc, thì liệu cơ quan chức năng đã áp dụng pháp luật một cách ‘khiên cưỡng’ đối với trường hợp trên”, luật sư Chánh đặt vấn đề.
Luật sư Chánh cho rằng, có thể những người bị xử phạt không khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính nhưng họ sẽ không “tâm phục” với các quyết định này. Dần dần có thể tạo ra việc không tin tưởng vào cơ quan hành chính và tạo ra nguy cơ gia tăng việc tùy tiện, áp đặt trong việc áp dụng pháp luật của một số cơ quan, cá nhân người có thẩm quyền.
Từ đó, luật sư Chánh cho rằng không chỉ riêng các vụ việc này mà các cơ quan nhà nước trước khi ban hành văn bản cần phải nghiên cứu kỹ quy định pháp luật liên quan, cũng như nên lường trước phản ứng của dư luận xã hội. Từ đó, ban hành văn bản “hợp tình, hợp lý” và tất cả mọi người chấp hành nghiêm chỉnh, trên cơ sở chúng ta sẽ góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, với tinh thần thượng tôn pháp luật.
Ngày 2.11, Phòng giáo dục - đào tạo TP.Châu Đốc (An Giang) có văn bản 1192, do Trưởng phòng Nguyễn Thị Hồng Loan ký, gửi hiệu trưởng các trường trực thuộc ở Châu Đốc.
Theo đó, công văn nêu: “Khi tham gia mạng xã hội nghiêm cấm các cá nhân bình luận, thích (like), chia sẻ (share), đăng nội dung các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, chính trị, tôn giáo, phản động, chống phá chính quyền, làm ảnh hưởng uy tín cá nhân người khác. Tổ chức kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng giờ hành chính lên mạng xã hội phục vụ nhu cầu giải trí cá nhân”.
Ngay sau đó, nhận thấy nội dung văn bản của Phòng Giáo dục - Đào tạo địa phương không đúng luật nên UBND thành phố Châu Đốc đã chỉ đạo thu hồi.
Đối với việc ra quyết định xử phạt các cán bộ ‘chê’ Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trên Facebook. Ngay sau đó, Tỉnh ủy cho biết sẽ xem xét, nếu thấy có sai sót, xử lý chưa đúng thì Tỉnh ủy sẽ yêu cầu thu hồi quyết định đưa ra mức xử lý đúng luật.
Sáng 24.11, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng, việc xử phạt các hành vi trên mạng xã hội, thông tin trên mạng viễn thông đều phải thực hiện đúng quy định pháp luật.
Theo ông Trương Minh Tuấn, cần cẩn trọng đánh giá mức độ của vụ việc, không nôn nóng, không cản trở quyền được góp ý của công dân, có thể dẫn đến vi hiến.
Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông cũng bày tỏ quan điểm: "Đã là lãnh đạo cần chấp nhận việc nghe ý kiến trái chiều để sửa mình". Bộ Thông tin - Truyền thông đã chỉ đạo Sở Thông tin - Truyền thông An Giang thu hồi quyết định xử phạt, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ và thông tin kết quả giải quyết vụ việc tới nguời dân.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.