Phóng thành công đài quan sát mặt trời

29/06/2013 10:04 GMT+7

(TNO) NASA thông báo đài quan sát mặt trời tinh gọn đã được phóng thành công vào quỹ đạo phần cực Trái đất, nơi nó sẽ nghiên cứu khí quyển mặt trời.

Theo The Washington Post, vệ tinh IRIS vào ngày 27.6 đã được phóng lên quỹ đạo cách mặt đất 644 km.

Các kỹ sư sẽ thử nghiệm vệ tinh trước khi xoay kính viễn vọng của nó về phía mặt trời.

Không như các vụ phóng thông thường, máy bay Pegasus mang tên lửa và vệ tinh bay từ Căn cứ không quân Vandenberg đến điểm thả phía trên bầu trời Thái Bình Dương, cách bờ biển bang California khoảng 160 km.

 IRIS và sứ mệnh khó khăn - d
IRIS và sứ mệnh khó khăn - Ảnh minh họa: NASA

Ở độ cao 11.880 m, máy bay thả tên lửa, và tên lửa kích hoạt động cơ bay tiếp lên quỹ đạo định sẵn sau 13 phút hành trình.

Vệ tinh dài 2 m, nặng khoảng 180 kg, mang theo kính viễn vọng cực tím có khả năng cách mỗi giây lại chụp hình ảnh độ phân giải cao.

Không giống như Đài quan sát Động lực học Mặt trời cũng của NASA, vốn chịu trách nhiệm quan sát toàn bộ mặt trời, IRIS sẽ chỉ tập trung vào khu vực ít được biết đến nằm giữa bề mặt và vành nhật hoa, tức vòng trắng sáng rực có thể nhìn thấy được mỗi khi có nhật thực.

Nó sẽ thu thập dữ liệu để xác định điều gì đã nung nóng khí quyển bên ngoài của mặt trời, cũng như nhiệt độ khủng khiếp của nó, và Trái đất bị ảnh hưởng như thế nào trước thời tiết không gian phóng từ mặt trời.

Hạo Nhiên

>> NASA chuẩn bị phóng vệ tinh quan sát mặt trời
>> Kỹ thuật mới theo dõi bão mặt trời
>> Ngày mặt trời nổi cơn cuồng nộ
>> Xuất hiện vết lóa mặt trời cấp mạnh nhất
>> Lõi trái đất nóng như mặt trời
>> Đợt phun trào ngoạn mục trên mặt trời
>> Bão mặt trời vô can với động đất
>> Sự im lặng chết chóc của mặt trời
>> Khám phá láng giềng gần của hệ mặt trời

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.