Cạnh tranh lành mạnh: Bài toán kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp

05/12/2012 09:55 GMT+7

* Cạnh tranh lành mạnh: Qui định bắt buộc với doanh nghiệp Việc tham gia vào sân chơi quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải cam kết và tuân thủ chặt chẽ những qui định chung về luật sở hữu trí tuệ, trong đó có việc tôn trọng bản quyền phần mềm mà nhiều doanh nghiệp còn đang coi nhẹ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có thị trường Mỹ là một trong những thị trường rất khắt khe về luật sở hữu trí tuệ và bất cứ doanh nghiệp nào muốn thâm nhập đều phải đảm bảo đầy đủ thủ tục và qui định được đề ra.

* Cạnh tranh lành mạnh: Qui định bắt buộc với doanh nghiệp

Việc tham gia vào sân chơi quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải cam kết và tuân thủ chặt chẽ những qui định chung về luật sở hữu trí tuệ, trong đó có việc tôn trọng bản quyền phần mềm mà nhiều doanh nghiệp còn đang coi nhẹ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có thị trường Mỹ là một trong những thị trường rất khắt khe về luật sở hữu trí tuệ và bất cứ doanh nghiệp nào muốn thâm nhập đều phải đảm bảo đầy đủ thủ tục và qui định được đề ra.

Thực tế, từ tháng 7.2011, “luật chơi lành mạnh” đã chính thức được ban hành tại Mỹ nhằm thiết lập lại sự công bằng trong kinh doanh trước tình trạng quá nhiều quốc gia trên thế giới đang không tuân thủ nghiêm ngặt luật sở hữu trí tuệ, trong đó có bản quyền phần mềm, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, làm thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung và các doanh nghiệp IT của nước Mỹ nói riêng. Với bộ luật này, các công ty xuất khẩu sản phẩm sang thị trường tại một số tiểu bang Hoa Kỳ sẽ phải sử dụng phần mềm hợp pháp - nếu không, các công ty này sẽ phải đối mặt với nguy cơ đánh mất thị trường và cơ hội kinh doanh.

Washington và Louisiana là hai bang tiên phong trong việc ban hành bộ luật Cạnh tranh không lành mạnh (UCA), trong đó yêu cầu tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu trên thế giới có quan hệ kinh tế với các bang phải sử dụng phần cứng, phần mềm hợp pháp, có bản quyền trong mọi hoạt động sản xuất, thương mại.

Sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp sẽ mang lại cho nhà xuất sản một lợi thế về giá nhưng không bình đẳng so với những đối thủ cạnh tranh đang sử dụng phần mềm hợp pháp. Giá thành của phần mềm lậu chỉ bằng một phần nhỏ so với phần mềm chính hãng, và nó sẽ giúp nhà sản xuất có lợi thế về giá, nhưng thực sự đó là một cuộc chơi “không công bằng” đối với những nhà sản xuất chân chính đang sử dụng phần mềm hợp pháp.

Tổng giá trị thương mại toàn cầu của các phần mềm máy tính bị vi phạm đã tăng từ 58,8 tỉ USD năm 2010 lên 63,4 tỉ USD năm 2011. Những con số trên được Liên minh phần mềm doanh nghiệp - Bussiness Software Alliance (BSA) đưa ra đủ thấy được những tổn thất, thiệt hại to lớn về kinh tế và uy tín do sử dụng phần mềm lậu gây ra. Có thể nhấn mạnh rằng, khi luật UCA bắt đầu được áp dụng tại Mỹ, đây thực sự là một hồi chuông không chỉ mang tính chất cảnh báo mà còn là sự bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp tại các nước, trong đó có Việt Nam nếu không muốn bị nằm trong danh sách đen cấm xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường lớn nhiều tiềm năng như Mỹ.

Khởi kiện - bồi thường thiệt hại - và “cẩm cửa” vào Mỹ khi có tên trong “danh sách đen”

Không chỉ riêng Washinton và Louisiana, mà các bang khác đã bắt đầu có những động thái đầu tiên trong cuộc chiến chống vi phạm phần mềm có bản quyền. Massachusetts vào tháng 10 vừa qua lần đầu tiên đưa bộ luật UCA vào công việc kinh doanh của bang này khi “mạnh tay” xử phạt Công ty TNHH Narong Seafood, một công ty chuyên chế biến cá của Thái Lan hiện đang bán và phân phối sản phẩm tại Mỹ. Công ty này bị cáo buộc do sử dụng trái phép các phần mềm bản quyền của Microsoft. Bằng cách này, Narong đã cắt giảm được một phần chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó có được lợi thế về giá hơn so với các đối thủ cạnh tranh - mặc dù điều này là không hề công bằng với những đơn vị tuân thủ đúng luật pháp khi sử dụng phần mềm bản quyền.

Sau khi vụ việc bị phát hiện, Công ty Narong đã cam kết không sử dụng trái phép bất kỳ phần mềm bản quyền nào trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm tại Massachusetts và đồng thời chịu mức phạt 10.000 USD cho hành vi vi phạm này.

Từ trường hợp của Narong, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần có một cái nhìn nghiêm túc hơn nữa về vấn đề sử dụng các phần mềm có bản quyền. Tỷ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam hiện là 81%, một con số quá cao so với tỷ lệ của khu vực hay thế giới là 60% và 42%. Điều này sẽ gây bất lợi và khiến các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị “để ý” hơn khi muốn đưa các sản phẩm, dịch vụ của mình phát triển tại thị trường Mỹ.

Trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm, hệ thống luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện đang được chú trọng rất nhiều với chế tài xử phạt tối đa lên tới 500 triệu đồng, nay cộng thêm với tác động của bộ luật UCA chắc chắn sẽ tạo ra cú hích lớn trong nhận thức chấp hành luật đối với các doanh nghiệp nếu như họ không muốn tự mình đánh mất cơ hội kinh doanh tại Mỹ.

Sự nghiêm khắc của pháp luật sẽ mở ra một môi trường kinh doanh trong sạch và lành mạnh khắp toàn cầu, trong đó sự tôn trọng luật sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp ngay từ hôm nay sẽ giúp Việt Nam nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.