Sao cô giáo tát vào mặt con ?

26/06/2015 19:29 GMT+7

(TNO) 'Khi em không hiểu bài nhưng hỏi lại cô giáo thì bị cô giáo tát vào mặt, vậy là sao?', đó là một trong nhiều câu hỏi của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở cơ sở bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà mở TPHCM tham dự diễn đàn 'Lắng nghe tiếng nói trẻ em'.

(TNO) “Khi em không hiểu bài nhưng hỏi lại cô giáo thì bị cô giáo tát vào mặt, vậy là sao?”, đó là một trong nhiều câu hỏi của trẻ em có  ở cơ sở bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà mở TPHCM tham dự diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói trẻ em”.

Sao cô giáo tát vào mặt con?
Học sinh đặt câu hỏi tại diễn đàn - Ảnh Lê Thanh
Diễn đàn do Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM và Trung tâm Công tác xã hội phối hợp tổ chức ngày 26.6.
Có tổng cộng 34 câu hỏi của các em học sinh nêu ra tại diễn đàn, trong đó phân nửa nêu lên thực trạng đáng báo động về bạo lực học đường. Không chỉ bạo lực diễn ra giữa học sinh với nhau mà có những trường hợp học sinh bị giáo viên đối xử thô bạo.
Nguyễn Thị Kim Trúc (học sinh Trường Tình thương Ánh Linh, Q.7) nêu trường hợp xảy ra với chính bản thân mình khiến nhiều người có mặt tại diễn đàn vô cùng bức xúc. Trúc hỏi: “Khi em không hiểu bài nhưng hỏi lại cô giáo thì bị cô giáo tát vào mặt, vậy là sao?”. Bà Nguyễn Thị Phụng, Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) chỉ đạo: “Tôi yêu cầu Phòng LĐ-TB-XH Q.7 xác minh và phản hồi cho Sở ngay lập tức vấn đề này để có cách xử lý triệt để, ngăn chặn kịp thời nhằm giải tỏa tâm lý cho học sinh yên tâm học tập”.
Vấn đề “Làm sao để ngăn chặn và xử lý dứt điểm tình trạng bạo lực học đường?” cũng được các em nêu ra tại diễn đàn.
Bà Lương Thị Thuận, Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM, trả lời: “Đây là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Vì vậy, những người trực tiếp quản lý, dạy bảo các em phải thường xuyên theo dõi học sinh của mình trong quá trình sinh hoạt, học tập, kể cả lúc ăn, lúc ngủ. Khi có những biểu hiện khác thường phải tìm hiểu để có cách ngăn chặn kịp thời, tránh xảy ra chuyện đã rồi”.
Để tránh xảy ra tình trạng bạo lực học đường, bà Nguyễn Thị Phụng khuyên: “Khi có những mâu thuẫn xảy ra giữa các bạn trong lớp, trong trường thì các em nên tâm sự với thầy cô giáo chủ nhiệm, giám thị, ban giám hiệu, phụ huynh, để có cách hòa giải, phân xử, tránh tình trạng để ngấm ngầm lâu ngày rồi tự giải quyết”.
Theo bà Nguyễn Thị Liên, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, hiện nay toàn thành phố có trên 1,4 triệu trẻ em, trong đó có gần 15.000 em có hoàn cảnh đặc biệt và 49.000 có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chủ yếu là những hộ gia đình nghèo.
Bà Liên nói: “Những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn đây đó những trường hợp vi phạm quyền trẻ em như sử dụng lao động, bị xâm hại, tại nạn thương tích… Trong năm học 2013-2014, thành phố đã hỗ trợ miễn giảm học phí cho gần 33.000 lượt học sinh thuộc diện hộ nghèo với kinh phí hơn 19 tỉ đồng”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.