Mạch máu nổi ngoằn ngoèo trên chân

02/12/2007 15:53 GMT+7

Các tĩnh mạch ở hai chân nổi lên ngoằn ngoèo như một đám rối, đỏ tấy; Loại bệnh này phụ nữ mắc phải nhiều hơn đàn ông...

Ai dễ mắc bệnh

Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - giảng viên Đại học Y Dược (TP.HCM): "Bệnh suy tĩnh mạch có yếu tố di truyền; ngoài ra những trường hợp sau đây dễ mắc bệnh như: đứng nhiều, người béo phì, bị táo bón kinh niên, ăn nhiều chất bột ít chất xơ; sống, làm việc trong môi trường ẩm thấp, sử dụng thuốc ngừa thai; người đang mang thai, người bị rối loạn về nội tiết, người da trắng và da vàng bị nhiều hơn người da đen... Và nữ bị nhiều gấp 2-3 lần so với nam (do tác động của nội tiết tố)".

Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là bệnh nhân bị phù hai chân, kèm theo cảm giác nặng hai chân; chuột rút vào ban đêm - các triệu chứng này sẽ bớt khi người bệnh nằm nghỉ và kê chân lên cao. Lâu dần các triệu chứng bệnh nặng hơn và sẽ xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên bề mặt da, các tĩnh mạch giãn ra từ từ và hiện ra ngoằn ngoèo. Có thể người bệnh có những đợt bị viêm tắc tĩnh mạch, với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân (sốt cao, môi khô, lưỡi dơ, tĩnh mạch viêm đỏ, trong lòng tĩnh mạch xuất hiện những cục thuyên tắc cứng).

Biến chứng do bệnh suy tĩnh mạch gây ra gồm: hai chân sưng to (nhất là khi đứng nhiều); đau buốt mặt sau cẳng chân; viêm tắc tĩnh mạch; chân nóng đau, sưng đỏ; các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng; ở giai đoạn cuối, biến chứng có thể gặp như, giãn to toàn bộ hệ thống tĩnh mạch;

Theo các bác sĩ, có thể phòng bệnh suy tĩnh mạch bằng những biện pháp như: hạn chế việc đứng, hoặc ngồi lâu; tránh để bị táo bón kéo dài; tập thể dục để giúp làm tăng sức bền của thành mạch máu; tránh để béo phì; dùng thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ; gác hai chân lên cao khi nằm nghỉ hay khi ngủ...

ứ trệ tuần hoàn, gây loét; nhiễm trùng, chảy máu vết loét; nguy hiểm hơn, cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch di chuyển đến tim và có thể gây thuyên tắc phổi làm bệnh nhân tử vong.

Phần lớn bệnh nhân không được điều trị

Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, suy tĩnh mạch là bệnh rất thường gặp, nhưng lâu nay trong nước chưa có một thống kê đầy đủ về căn bệnh này. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y Dược (TP.HCM) cho thấy, phần lớn (77,6%) người bệnh không hề biết về bệnh suy tĩnh mạch trước đó, thầy thuốc cũng thường bỏ qua triệu chứng; hơn 90% bệnh nhân không được điều trị; gần 9% số bệnh nhân được điều trị không đúng...

Việc chữa trị sớm sẽ có kết quả tốt. Nếu bệnh mãn tính, thì sau điều trị bệnh dễ tái phát lại (khoảng 30%), và tốn kém chi phí nhiều hơn (chi phí tăng gấp 4-5 lần, nếu bệnh nhân đến trễ ở giai đoạn 3, 4). Hiện tại, có 5 phương pháp điều trị chính đối với bệnh suy tĩnh mạch. Trong đó, việc chữa trị nội khoa chỉ áp dụng trong giai đoạn đầu của bệnh.

Phẫu thuật được áp dụng với hai phương pháp chính: lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn - là phương pháp Stripping thực hiện bằng một dụng cụ chuyên dùng để rút các tĩnh mạch (giống như làm lòng gà) và phương pháp Chivas - lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên (đây là phương pháp khá triệt để, tỷ lệ tái phát bệnh thấp). Ngoài ra, hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp chữa trị bằng làm lạnh với Nitơ lỏng âm 90 độ C để làm nghẹt lòng tĩnh mạch, tuy nhiên phương pháp này có tỷ lệ tái phát bệnh khá cao (với 30%)...

Khánh Vy

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.