• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Hợp đồng tiền hôn nhân – tại sao không?

17/11/2015 02:52 GMT+7

Luật hóa thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân là điều cần thiết và đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM

Hợp đồng tiền hôn nhân – tại sao không?

 

Bạn đọc Nguyễn Minh Thùy (Đà Nẵng) gởi thư về Thời Trang Trẻ hỏi rằng, ở nước ngoài có những cặp đôi trước khi cưới tự nguyện ký kết “hợp đồng tiền hôn nhân”. Bạn sắp kết hôn và muốn tìm hiểu về kiểu hợp đồng này tại Việt Nam. Thời Trang Trẻ đã nhờ Luật sư Nguyễn Văn Hậu tư vấn cho bạn như sau:

Tại Việt Nam chưa có quy định nào cho phép cho phép nam, nữ lập và ký kết hợp đồng hôn nhân. Bởi vì mặc dù cũng là sự thỏa thuận, nhưng quan hệ hôn nhân là một quan hệ đặc biệt nếu hai bên nam, nữ vì những lợi ích nhất định mà kết hôn thì sẽ không đảm bảo sự bền vững, lâu dài của quan hệ hôn nhân; và nhiều quan hệ hợp đồng hôn nhân như vậy sẽ khiến xã hội không ổn định. Vì vậy, pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ những quan hệ hôn nhân hợp pháp, tự nguyện, tiến bộ, có đăng ký kết hôn đúng theo quy định. Nếu hai người có ký kết hợp đồng hôn nhân thì trong trường hợp có tranh chấp, những hợp đồng này không được pháp luật công nhận.

Dù vậy, Điều 47 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định hai bên nam nữ trước khi kết hôn có thể thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng. Thỏa thuận này được xác lập bởi sự tự do, tự nguyện của hai bên kết hôn, song chỉ giới hạn trong phạm vi thỏa thuận về tài sản, bao gồm các nội dung chủ yếu theo Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Mặc dù không được thỏa thuận về quyền nhân thân như các nước phương Tây nhưng có thể thấy với quy định trên, pháp luật nước ta đã thoáng hơn rất nhiều so với trước đây mà vẫn đảm bảo được thuần phong, mỹ tục, văn hóa của người Á Đông. Tôi cho rằng việc luật hóa thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân là cần thiết và đáp ứng được nhu cầu xã hội bởi những lý do sau:

Thứ nhất, chế độ tài sản theo thỏa thuận sẽ giúp vợ chồng phân định được các loại tài sản, xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng, tạo điều kiện để vợ, chồng có những cách “xử sự” theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội. Việc phân định rạch ròi tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là riêng giúp cho các giao dịch dân sự bằng tài sản của mỗi người được bảo đảm được thực hiện, mỗi người có thể tự trách nhiệm bằng tài sản đó. Bởi trên thực tế, việc nhập nhằng tài sản chung, riêng của vợ chồng gây nhiều phiền toái trong các quan hệ làm ăn, kinh doanh hoặc có thể tình cảm của vợ chồng khi đã rơi vào tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” thì vấn đề phân chia tài sản vợ chồng là vấn đề cũng rất phức tạp

Thứ hai, chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng góp phần điều tiết, ổn định quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng phải ký kết rất nhiều hợp đồng dân sự với người khác, nhờ có thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng giúp cho các giao dịch đó được đảm bảo thực hiện, quyền lợi của vợ chồng, của người tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng được bảo vệ.

Thứ ba, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng còn là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Chỉ khi nào vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì mới áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Khi thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng, mặc dù cần thẳng thắn trao đồi, ký kết văn bản thỏa thuận, công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật nhưng tôi cho rằng các bên nam nữ chuẩn bị kết hôn cũng cần phải có sự khéo léo, tế nhị để không gây ảnh hưởng đến tình cảm, hạnh phúc gia đình./.

 

Top
Top