• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên

Tứ quý tử ở làng Linh An

04/04/2015 10:43 GMT+7

Bỏ qua trăm ngàn nỗi cực nhọc để nuôi con, một đôi vợ chồng nông dân ở làng Linh An (xã Triệu Trạch, H.Triệu Phong, Quảng Trị) nuôi 4 con ăn học thành tài.

Bỏ qua trăm ngàn nỗi cực nhọc để nuôi con, một đôi vợ chồng nông dân ở làng Linh An (xã Triệu Trạch, H.Triệu Phong, Quảng Trị) nuôi 4 con ăn học thành tài.

Gia đình của ông Hiến bà Giỏ thưở cơ hàn h
Gia đình của ông Hiến bà Giỏ thưở cơ hàn - Ảnh: Nguyễn Phúc chụp lại từ album gia đình
Đôi vợ chồng mà tôi nhắc đến chính là ông Nguyễn Thanh Hiến và bà Nguyễn Thị Giỏ. Cùng ở tuổi 60, gia tài lớn nhất của họ bây giờ ngoài 1,6 mẫu ruộng, là 4 đứa con trai đều đã, đang theo học ĐH cả trong và ngoài nước. Người dân địa phương này vẫn gọi những đứa con của ông bà là “tứ quý tử” của làng.
Đẻ con mà phải... giấu
Triệu Trạch xưa nay từng được biết đến là đất học của tỉnh Quảng Trị. Con em Triệu Trạch đỗ đạt, đi tây đi tàu không ít, mang tiếng thơm cho quê hương. Khi được hỏi, vì sao xứ này sản sinh lắm người tài thì nhiều cụ cao niên ở địa phương thường chặc lưỡi rằng: “Quê nghèo, toàn cát là cát, không học không hành, lấy chi ăn... Rứa là siêng học thôi”.
Tiếp chúng tôi bên chén trà, ông Hiến kể, vợ chồng ông đều sinh ra trong một gia đình bần cố nông, năm 1984 đến với nhau dù không một mảnh đất cắm dùi. Chắt bóp mãi, cùng với sự “hỗ trợ” từ nhiều nguồn lực, vợ chồng ông cũng cất được một căn nhà rách ở rìa làng. Những đứa con của ông bà đã lần lượt ra đời ở đó. Bấm đốt ngón tay, ông Hiến vừa liệt kê: “Thằng Hải (Nguyễn Thanh Hải) sinh năm 1985, thằng Giản (Nguyễn Thanh Giản) sinh năm 1988, thằng Diễm (Nguyễn Thanh Diễm) sinh năm 1991 và thằng út (Nguyễn Thanh Hiệu) sinh năm 1994”.
Khi tôi trêu “Đã nghèo sao còn đẻ nhiều thế?”, thì ông Hiến cũng tít mắt cười: “Ông bà bảo đông con hơn đông của mà”. Riêng bà Giỏ thì chẳng cười nổi, gương mặt như biến sắc khi nhớ đến quá khứ chưa xa: “Hồi nớ, đẻ nhiều bị phạt vạ 4,5 tạ lúa. Nên từ đứa thứ 3 đến đứa thứ 4, tui đẻ xong rồi phải lẳng lặng giấu mấy ông trên xã. Vợ chồng tui chỉ là nông dân, xã viên, không sợ gì nhưng không có lúa để nộp phạt. Dân làng biết nhưng cũng giấu cho. Đến sau khi mấy đứa lớn cả thì tui mới ra khai ngoài xã, may mà họ cũng... tha”.
Nến cong cho lửa thẳng
Người xưa có câu: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng”, quả đúng với đôi vợ chồng chất phác này. Nghèo khổ, thu nhập thấp nhưng với khát vọng cho con được lớn khôn, học hành đỗ đạt, họ đã nỗ lực gấp nhiều lần khả năng của bản thân. Lúc khỏe mạnh, vợ chồng ông thuê 3 mẫu đất để trồng lúa, nay tóc bạc da mồi thì vẫn cố giữ 1,6 mẫu. Ông Hiến còn tiếu lâm rằng, bản thân mình hiện đã lận lưng kha khá nghề bởi ai kêu gì cũng làm, làm hoài rồi thành quen. Từ nghề mộc, nề đến làm đường, bốc gỗ, nuôi tôm... ông đều làm tuốt. Bà Giỏ thì ngoài lo heo gà, luống rau trong nhà còn là “đầu bếp của làng” chuyên nấu nướng phục vụ đám cưới, đám giỗ cho người địa phương. “Nói sợ chú cười, thời bao cấp người ta mới ăn cơm độn sắn khoai, chứ nhà tui chỉ mới cách đây vài năm vẫn phải ăn như thế, ba bữa chưa no”, bà Giỏ lắc đầu.
Bà Giỏ không hề nói quá, bởi cách đây 7 năm, có một bữa cơm mà ông Hiến sẽ không bao giờ quên nổi. Rằng lúc đang học ĐH, Hải được làm lớp trưởng và nhiều lần được ưu tiên đi thăm lăng Bác, Bà Nà... nhưng Hải chưa bao giờ nhận lời. Biết Hải khó khăn, một ngày nọ, cả lớp quyên gần đủ số tiền cho Hải được một lần trải nghiệm cảm giác... đi tham quan. Giữa bữa cơm, biết nhà đang kẹt, nhưng vì quá thích nên Hải mới nói ra chuyện này, hỏi xin tôi thêm ít tiền cho đủ lộ phí... “Nhìn khuôn mặt gượng gạo của con trai khi đó, tui nuốt nước mắt vào trong, đứng dậy đi thẳng một mạch ra hợp tác xã, mượn trước mấy công rồi về dúi vào tay nó. Hai cha con nhìn nhau cười, nụ cười của những người... khốn khó”, ông Hiến xúc động.
Cũng chính người cha này, đã tỏ ra như mắc lỗi với đứa con thứ 2 của mình (tức Giản). Ông bảo ngày xưa Giản học giỏi, ước mơ làm bác sĩ nhưng chính ông là người đã chặt đứt giấc mơ trong sáng đó mà “uốn” Giản đi học sư phạm, dù điểm thi của Giản dư sức vào ĐH Y khoa Huế. “Tất cả cũng vì học sư phạm không mất tiền”, ông Hiến chua chát.
Cá chép hóa rồng
Nhà nghèo nhưng học giỏi, cả 4 anh em đều có một quãng đời đi học chuyên làm... cán bộ. Có anh thì cả phổ thông đến ĐH đều làm lớp trưởng, anh nào lèo nhèo lắm thì cũng đảm nhận chức lớp phó học tập một vài năm. Họ thực sự đã làm cho ông Hiến, bà Giỏ suốt một đời đi... họp phụ huynh, chưa bao giờ phải cúi mặt xuống.
Cho đến tận bây giờ cũng vậy. Khi Hải tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Huế, hiện đang làm việc ở Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình); Giản thì đã tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế, hiện đang đi dạy ở Trường dân tộc nội trú H.Đakrông (Quảng Trị); Diễm và Hiệu đều là sinh viên của Học viện Kỹ thuật quân sự.
Trong số này, “nổi” nhất vẫn là cậu thứ 3, Diễm. Bởi từ năm 2010 đến nay cậu đã được Học viện kỹ thuật quân sự cho đi du học tại trường ĐH tổng hợp quốc gia Tula (Liên bang Nga) cùng nhiều thành tích huy hoàng. Có một điều nữa mà ông Hiến phải tự hào với người con trai thứ 3 này chính là cách cư xử rất đúng mực. “Tui nhớ như in, hồi đó, cả nhà đi gặt. Trong lúc tôi vác lúa phờ người thì không thấy thằng Diễm đâu. Khi mọi việc xong xuôi, thấy nó lững thững về, mồ hôi nhễ nhại, tui mới quát : “Sao không phụ cha mà còn đi lung tung”. Nó mới ấp úng đáp: “Cha ơi, chị T. chồng vừa mất, không ai cắt lúa. Nhà mình đông người, con không phụ cha thì đã có các anh, em, còn chị ấy con không phụ thì lấy ai phụ bây giờ?”. Nghe nó nói vậy, tui đành chào thua, thậm chí còn thấy xấu hổ với nó”.
Đang say sưa nghe chuyện, thấy ở góc nhà có một cây đàn ghita treo hờ hững, tôi liền hỏi đàn của ai. Ông Hiến khoe: “Bốn đứa con tui nó học khá nhưng đứa mô cũng biết chơi đàn, giỏi nhất là thằng Hiệu. Bữa nay thì hiếm lắm, nhưng chỉ cần có cả 4 đứa ở nhà một lúc thì chúng lúc nào cũng đàn hát ỏm tỏi. Hết bài này đến bài khác”.
Nói đoạn, mắt ông Hiến và bà Giỏ đều đỏ hoe, có lẽ họ đang nhớ về những chàng quý tử của họ và những bài ca mà chúng hay hát ngày nào. Nhưng chắc ai cũng biết, chẳng có bài ca nào hay hơn sự hy sinh của ông bà, cho những chàng trai ấy có được ngày hôm nay!
Top
Top