Tin tức giáo dục đặc biệt 27.4: Để không còn tình trạng gần 10 điểm/môn vẫn rớt

26/04/2022 22:54 GMT+7

Các trường THPT còn nhiều câu hỏi, băn khoăn khi chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 10 là nội dung đáng chú ý trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.4).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.4) đưa ra những kiến nghị, đề xuất liên quan đến chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh sao cho thật sự công bằng.

Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh cần tạo công bằng cho mọi đối tượng thí sinh

đ.n.t

Điểm ưu tiên sao cho công bằng?

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến không áp dụng cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do tuyển sinh vào đại học, cao đẳng giáo dục mầm non từ năm 2022 khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh.

Đây là một chính sách nhân văn và sau gần 20 năm áp dụng đã có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp với thực tế hơn.

Từ mức điểm ưu tiên tối đa 3 điểm của thời điểm 2003 trở về trước xuống tối đa 1,5 điểm từ năm 2004. Đặc biệt quy chế tuyển sinh năm 2017, điểm ưu tiên khu vực tiếp tục giảm bằng một nửa so với trước đó, giữa 2 khu vực kế tiếp chỉ còn 0,25 điểm và tối đa 0,75 điểm. Hàng loạt thị xã trực thuộc tỉnh, thậm chí các thành phố lớn nơi học sinh có điều kiện học tập tốt đã được loại ra khỏi danh sách khu vực 1…

Tuy nhiên hiện vẫn có những thí sinh dù điểm thi cao nhưng không trúng tuyển, đặc biệt các ngành học hấp dẫn, vì thua các thí sinh dù điểm thấp hơn nhưng được cộng điểm ưu tiên.

Vậy làm sao vẫn duy trì chính sách ưu tiên nhưng vẫn tạo được sự công bằng? Những phân tích và đề xuất của các chuyên gia về vấn đề này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.

Nếu học sinh chọn môn không phù hợp?

Đây là một trong những băn khoăn mà lãnh đạo các trường THPT đặt ra khi bàn về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 10.

Học sinh lớp 9 sẽ được tư vấn hướng nghiệp để chọn môn học phù hợp khi tuyển sinh vào lớp 10

đào ngọc thạch

Để thực hiện cho học sinh chọn môn học từ lớp 10 năm sau, các trường đã có nhiều kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Chẳng hạn Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM) cho biết thành lập ban tư vấn tuyển sinh để sau khi học sinh trúng tuyển vào trường sẽ tiếp cận, hướng dẫn học sinh, phụ huynh lựa chọn môn học phù hợp.

Trường Phổ thông Đinh Thiện Lý (Q.7, TP.HCM) làm trắc nghiệm hướng nghiệp phối hợp với năng lực học tập của học sinh để tư vấn cụ thể về tổ hợp bộ môn…

Tuy vậy các trường vẫn biết sẽ có nhiều tình huống học sinh không chọn môn học phù hợp ngay từ đầu? Trường hợp này sẽ giải quyết ra sao? Bên cạnh đó các trường sẽ tổ chức dạy học tự chọn thế nào? Lực lượng giáo viên, cơ sở vật chất có đủ đáp ứng?...

Còn rất nhiều băn khoăn khác sẽ được ghi nhận và phản ảnh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.4).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.