TNO

Tòa Thánh cũng xoay trục về châu Á

08/01/2015 13:58 GMT+7

(Tin Nóng) Châu Á - Thái Bình Dương không chỉ quan trọng với Mỹ mà cả Tòa Thánh cũng đang "xoay trục" về khu vực này, khi những chuyển động mới đây tại Vatican cho thấy Đông Nam Á đang trở thành trọng tâm trong nghị trình của Tòa Thánh sắp tới.

(Tin Nóng) Châu Á - Thái Bình Dương không chỉ quan trọng với Mỹ mà cả Tòa Thánh cũng đang "xoay trục" về khu vực này, khi những chuyển động mới đây tại Vatican cho thấy Đông Nam Á đang trở thành trọng tâm trong nghị trình của Tòa Thánh sắp tới.


Hàn Quốc đón giáo hoàng đầu tiên sau 25 năm - Ảnh: Reuters

Trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Vatican Radio mới đây, phát ngôn viên của Vatican là cha Federico Lombardi nhấn mạnh rằng việc Giáo hoàng Francis ngày càng tập trung sự chú ý vào châu Á đã phản ánh vị thế của khu vực này trong hướng đi tương lai của Tòa Thánh, gọi đây là “một trong những biên giới to lớn” đối với Vatican.

“Châu Á là biên giới vô cùng quan trọng… Những chuyến thăm của Giáo hoàng Francis phản ánh sự chú ý trở lại đối với khu vực nổi trội của nhân loại trong hiện tại và tương lai”, theo linh mục Lombardi, khi ông đề cập đến chuyến thăm Hàn Quốc, Sri Lanka và Philippines sắp tới của Giáo hoàng Francis.

Những lời nhận xét của giám đốc báo chí Vatican là sự chứng thực cho mối quan tâm đặc biệt của Giáo hoàng Francis đối với châu Á, lục địa mà vị giáo hoàng tiền nhiệm chưa từng đặt chân đến, trong một phần của nỗ lực lớn hơn để vươn đến những nước mà đạo Công giáo đang phát triển nhanh, cũng như thể hiện sự đoàn kết đối với những thách thức mà các giáo khu nhỏ đang đối mặt.

Trong đó, Đông Nam Á đang chứng minh vị trí chủ chốt trong nghị trình của Tòa Thánh năm 2015, theo tạp chí Diplomat ngày 6.1.2015.

Chuyến thăm sắp tới của giáo hoàng đến Philippines, nơi có cộng đồng Công giáo lớn thứ ba thế giới, từ ngày 15 - 19.1 sẽ tập trung vào mục tiêu đầu tiên. Quốc gia này có hơn 80% của dân số trên 75 triệu người, là theo đạo Công giáo, con số ấn tượng so với tỉ lệ trung bình 3% tín đồ tại châu Á.

Dữ liệu cho thấy nếu số tín đồ Thiên chúa giáo tại châu Âu giảm mạnh từ 65% xuống còn 24%, cộng đồng này tại châu Á - Thái Bình Dương tăng hơn gấp đôi trong thập niên qua, từ 5% lên 12%.

Sự quan tâm của Giáo hoàng Francis tại Đông Nam Á còn thể hiện qua hành động tấn phong 20 hồng y vào ngày 4.1, trong đó châu Á có 3 vị và cả ba đều ở Đông Nam Á: Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Việt Nam, Tổng giám mục giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn nằm trong danh sách được tấn phong Hồng y, và cũng là Hồng y thứ ba của Việt Nam kể từ khi thống nhất đất nước.

Cộng đồng Thiên chúa giáo ở VN đang trên đà phát triển, với khoảng 6 triệu người, chiếm 7% dân số. Một số nhà quan sát cho rằng việc tấn phong hồng y cho Tổng giám mục Nhơn có thể trở thành động lực kéo gần quan hệ giữa Hà Nội với Vatican, dù hai bên vẫn chưa thành lập quan hệ ngoại giao kể từ năm 1975.

Tuy nhiên, bất chấp cái gọi là xu hướng “chuyển trục” rõ ràng của Giáo hoàng Francis về châu Á, báo Wall Street Journal cho rằng số hồng y tại châu Á có thể tham gia Mật nghị hồng y trong trường hợp bầu chọn giáo hoàng mới chỉ tương xứng với tỉ lệ giáo đồ, trong khi số hồng y tại châu Âu lại cao gấp đôi qui mô giáo chúng của lục địa này.

Sự khác biệt trên khiến giới quan sát nhận định rằng mục tiêu xoay trục về châu Á của Vatican còn phải mất thời gian dài mới hy vọng đạt được.

Phi Yến

>> Giáo hoàng Francis và những cuộc mật đàm Mỹ - Cuba trong Tòa thánh
>> Ngực trần táo tợn cướp tượng Chúa hài đồng ở Vatican
>> Đến Rome nhớ ghé Vatican
>> Các hồng y tập trung về Vatican, chuẩn bị họp bầu Giáo hoàng mới
>> Cơn địa chấn mang tên Vatican

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.