Công bố chương trình “Bác sĩ tại gia” năm 2012

04/07/2012 10:07 GMT+7

Sáng ngày 3.7.2012 tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Công ty GlaxoSmithKline Pte. Ltd, (GSK) - nhãn hàng panadol cảm cúm vừa chính thức công bố chương trình “Bác sĩ tại gia” năm 2012.

Chương trình được tổ chức lồng ghép chặt chẽ với hoạt động tuyên truyền giáo dục của Hội tổ chức ở cấp tỉnh/ huyện/ cơ sở nhằm cung cấp cho chị em phụ nữ những kiến thức thiết thực về nhận biết, phòng ngừa và xử trí đúng cách các bệnh cảm cúm, giảm đau, hạ sốt và các bệnh thường gặp khác ngay tại gia đình; đồng thời nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Hội LHPN địa phương và nâng cao kỹ năng thuyết trình, tuyên truyền của cán bộ Hội LHPN.

Chương trình “Bác sĩ tại gia” năm 2012 sẽ được Hội LHPN Việt Nam và Công ty GSK - nhãn hàng panadol cảm cúm  triển khai từ tháng 7.2012 đến tháng 6.2013 tại 13 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước bao gồm Bắc Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Gia Lai, Bình Dương, Đồng Nai, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang.

Dự kiến trong năm đầu tiên triển khai, chương trình sẽ tiếp cận và cung cấp kiến thức cho 312.000 chị em phụ nữ và nâng cao kỹ năng cho 1.170 cán bộ Hội LHPN khắp cả nước. Tổng kinh phí của chương trình “Bác sĩ tại gia” năm 2012 gần 4 tỉ đồng do Công ty GSK - nhãn hàng Panadol cảm cúm tài trợ, trong đó kinh phí tài trợ trực tiếp cho Hội LHPN Việt Nam là 1.568.970.000 đồng.

Bác sĩ tại gia

Hội nghị công bố chương trình “Bác sĩ tại gia” năm 2012 có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; đại diện Công ty GSK - nhãn hàng Panadol cảm cúm; lãnh đạo Vụ Các vấn đề xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương), lãnh đạo Cục Y tế dự phòng; Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe (Bộ Y tế); Hội Thầy thuốc trẻ Trung ương; lãnh đạo và cán bộ các ban/đơn vị cơ quan Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, cho biết: “Chương trình “Bác sĩ tại gia” năm 2012 là bước đi tiếp theo có quy mô lớn hơn trên địa bàn 13 tỉnh sau những chương trình phối hợp trực tiếp của Công ty GSK - nhãn hàng Panadol cảm cúm với một số Hội LHPN tỉnh, thành phố trong năm 2011. Chúng tôi rất trân trọng sự đồng hành đầy ý nghĩa của GSK và nhãn hàng Panadol cảm cúm trong hoạt động này. Chương trình không chỉ giúp huấn luyện các kỹ năng mềm cho các cán bộ Hội mà còn nâng cao một cách hiệu quả những hiểu biết của chị em phụ nữ về các bệnh thường gặp trong gia đình, từ đó có những biện pháp cần thiết để bản thân và gia đình được khỏe mạnh, an toàn.”

Bác sĩ tại gia 
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, phát biểu tại hội nghị

Chương trình “Bác sĩ tại gia” năm 2012 sẽ được Hội LHPN Việt Nam và Công ty GSK - nhãn hàng Panadol cảm cúm triển khai theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cụ thể, hai bên sẽ tổ chức các buổi huấn luyện cho các tuyên truyền viên nòng cốt cấp tỉnh/ thành phố/ quận/ huyện/ xã/ phường. Nội dung của các buổi huấn luyện do các bác sĩ đầu ngành đảm trách nhằm phổ biến các kiến thức hữu ích về bệnh cảm cúm, giảm đau, hạ sốt và các bệnh thường gặp khác.

Ngoài ra, Hội LHPN Việt Nam và Công ty GSK - nhãn hàng panadol cảm cúm cũng sẽ triển khai thi đua và trao giải thưởng “Tuyên truyền viên chương trình Bác sĩ tại gia xuất sắc cấp quận/ huyện” và giải thưởng “Bác sĩ Cảm Cúm xuất sắc” (giải thưởng mang tính cộng đồng, không có giá trị đào tạo hay danh nghĩa chuyên môn). Ước tính trong năm đầu tiên thực hiện, chương trình “Bác sĩ tại gia” sẽ triển khai 13 buổi huấn luyện cấp tỉnh/ thành phố cho 1.170 cán bộ Hội LHPN các cấp trong tỉnh, 1.560 buổi tuyên truyền cấp xã, 3.900 buổi tuyên truyền tại các chi, tổ Hội do các tuyên truyền viên là Chủ tịch Hội LHPN cấp xã trực tiếp thực hiện.

 Bác sĩ tại gia
Ông Lê Quang Hảo, Tổng giám đốc ngành hàng chăm sóc sức khỏe tiêu dùng GSK Việt Nam - Lào - Campuchia, phát biểu tại hội nghị

Ông Lê Quang Hảo, Tổng giám đốc ngành hàng chăm sóc sức khỏe tiêu dùng GSK Việt Nam - Lào - Campuchia, cho biết: “Theo thống kê của Bộ Y tế, cảm cúm là một trong 10 bệnh thường gặp nhất và có nguy cơ gây biến chứng cao nếu điều trị không đúng cách. Hàng năm có hàng triệu lượt mắc bệnh cảm lạnh và cảm cúm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống của người bệnh. Luôn hướng đến lợi ích và sức khỏe của cộng đồng, chúng tôi hy vọng thông qua chương trình Bác sĩ tại gia, mỗi chị em phụ nữ sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh cảm cúm, giảm đau, hạ sốt và các bệnh thường gặp khác để chăm sóc tốt nhất cho bản thân và gia đình.” 

 Bác sĩ tại gia
Ông Lê Quang Hảo, Tổng giám đốc ngành hàng chăm sóc sức khỏe tiêu dùng GSK Việt Nam - Lào - Campuchia trao tài trợ tượng trưng cho bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam

 T.A

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.