Lãnh đạo G8 muốn Hy Lạp ở lại trong Liên minh châu Âu

20/05/2012 11:08 GMT+7

(TNO) Mặc dù còn nhiều bất đồng về cách giải quyết khủng hoảng nợ công ở châu u tại hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra ở Mỹ trong hai ngày 18 - 19.5, nhưng lãnh đạo các nước thuộc khối G8 đều bày tỏ mong muốn Hy Lạp sẽ tiếp tục là thành viên của Liên minh châu u.

(TNO) Mặc dù còn nhiều bất đồng về cách giải quyết khủng hoảng nợ công ở châu u tại hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra ở Mỹ trong hai ngày 18 - 19.5, nhưng lãnh đạo các nước thuộc khối G8 đều bày tỏ mong muốn Hy Lạp sẽ tiếp tục là thành viên của Liên minh châu u.

Trong bản báo cáo được công bố sau cuộc họp hôm 19.5, lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới kêu gọi Hy Lạp tuân thủ các cam kết thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu công, vốn là điều kiện để đánh đổi lấy các gói viện trợ tài chính.

“Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của một Liên minh châu u vững mạnh và bền vững đối với sự hồi phục của nền kinh tế thế giới. Và chúng tôi mong muốn Hy Lạp sẽ tiếp tục ở lại trong liên minh”, AFP trích dẫn bản báo cáo trên.

Lãnh đạo G8 muốn Hy Lạp ở lại trong Liên minh châu u
Lãnh đạo các nước thuộc khối G8 tại trại David thuộc bang Maryland, Mỹ hôm 19.5 - Ảnh: AFP

Được biết, việc các đảng phái chính trị có chủ trương phản đối các chính sách thắt lưng buộc bụng tại Hy Lạp đạt được sự ủng hộ lớn của người dân trong kỳ bầu cử vừa qua buộc các chủ nợ của nước này đối mặt với hai lựa chọn: hoặc là nới lỏng các quy định về hạn chế chi tiêu công, hoặc là không "bơm" tiền giải cứu.

Lựa chọn thứ hai chắc chắn sẽ khiến Hy Lạp vỡ nợ và buộc phải rời khỏi khối sử dụng đồng tiền chung châu u, vốn sẽ khiến kinh tế toàn cầu thêm khủng hoảng, theo AFP.

Bên cạnh đó, làn sóng biểu tình phản đối các chính sách siết chặt chi tiêu công hà khắc tại Hy Lạp, Pháp và Đức được cho là nguyên nhân khiến lãnh đạo các nước bất đồng quan điểm về các giải pháp ngăn chặn khủng hoảng kinh tế toàn cầu tại hội nghị lần này.

Tại hội nghị lần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từ bỏ vai trò trung lập khi ủng hộ đề xuất của Pháp và Ý về việc điều chỉnh lại chính sách cắt giảm mạnh chi tiêu, vốn do Đức đề ra trước đây.

Phe phản đối chính sách này thì cho rằng siết chặt chi tiêu ngân sách trong hai năm vừa qua chỉ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đẩy Hy Lạp đến bờ vực phá sản và khiến Ý cùng Tây Ban Nha lún sâu hơn trong khủng hoảng.

Dĩ nhiên, các chỉ trích này khiến thủ tướng Đức phật lòng và điều này thể hiện rõ trong buổi tiệc thiết đãi lãnh đạo các nước thuộc nhóm G8 tại văn phòng tổng thống Mỹ hôm 18.5.

Tại buổi tiệc, ông Obama thân mật chào đón bà Merkel bằng câu xã giao: “Bà khỏe không?”, nhưng ông chỉ nhận được một cái mím môi và nhún vai thờ ơ từ nhà lãnh đạo Đức, theo AFP.

Ngoài ra, lãnh đạo các nước G8 cũng tập trung bàn về vấn đề Iran và bạo động tại Syria. Lãnh đạo các nước đã đưa ra một cảnh báo cứng rắn cho Iran khi cho biết họ chắc chắn sẽ cấm vận việc buôn bán dầu của quốc gia Hồi giáo này và cam kết sẽ đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cho thị trường thế giới, cũng như hứa sẽ ngăn không cho dầu thô tăng giá.

Các nước G8 cũng kêu gọi chấm dứt bạo động tại Syria, vốn đã làm thiệt mạng khoảng 12.000 người.

Sau hội nghị thượng đỉnh G8, lãnh đạo các nước dự kiến sẽ đến Chicago để tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, bắt đầu vào ngày 20.5.

Hoàng Uy

>> Bắt ba nghi phạm khủng bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO
>> Hai máy bay xâm phạm vùng cấm bay ở Hội nghị G8
>> Tổng thống Nga không dự Hội nghị G8
>> Hy Lạp phải bầu cử lại vì không tìm ra chính phủ mới
>> Thủ tướng Đức đại bại tại cuộc bầu cử bang đông dân nhất nước
>> Châu u lo Hy Lạp sẽ rời bỏ EU trong năm nay

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.