Phát hiện loài chuối hoang dã mới tại Ấn Độ

16/05/2014 14:00 GMT+7

(TNO) Các nhà thực vật học đến từ đại học Calicut ở Kerala, Ấn Độ đã công bố những thông tin mô tả về loài chuối hoang dã mới được phát hiện thuộc giống Musa.

(TNO) Các nhà thực vật học đến từ đại học Calicut ở Kerala, Ấn Độ đã công bố những thông tin mô tả về loài chuối hoang dã mới được phát hiện thuộc giống Musa.

 
Ảnh: Sci-News (chuối hoang dã mới được phát hiện)

Musa là chi (giống) thực vật gốc ở Ấn Độ-Malesian, châu Á và vùng nhiệt đới nước Úc.

Các loài trong chi Musa khá lớn, chúng được xếp vào dạng thảo mộc lưu niên, có thể cao đến 9 m. Trái cây thường có hình trụ dài, từ thẳng đến cong một cách mạnh mẽ, trái có thể dài 40 cm và đường kính 8 cm.

Có năm phân giống trong chi thực vật Musa là Australimusa, Callimusa, Musa, Rhodochlamys và Ingentimusa. Hai trong số đó là loại chuối có thể ăn được.

Riêng loài mới được phát hiện và mô tả được đặt tên là Musa arunachalensis thuộc về phân chi Rhodochlamys.

Chuối Rhodochlamys đặc trưng bởi chùm hoa có thể dựng lên hoặc rũ xuống nhưng luôn hưởng quả về phần đỉnh của cụm hoa.

Phần lớn chi thực vật Musa tương đối ít trái và vẻ ngoài của chúng dường như thích hợp để trồng làm cây cảnh.

Tạp chí Sci-News cho biết chuối hoang dã Musa arunachalesis được tìm thấy ở West Kameng District, Arunachal Pradesh, đông bắc Ấn Độ. Loài này nở hoa và đậu quả từ tháng giêng đến tháng năm. Điểm khác biệt với Musa khác trong bản chất cụm hoa với lá bắc màu cam đỏ và phần đỉnh màu vàng.

Tạ Xuân Quan

>> Kiên Giang: Bảo tồn 61 nguồn gen động, thực vật
>> Trà Vinh: Triển khai 250 hố thu gom rác bảo vệ thực vật
>> Thử nghiệm nhiên liệu sinh học từ thực vật sa mạc  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.