Điều tra của Hội đồng châu Âu: CIA đã bắt cóc người ở châu Âu

14/12/2005 23:48 GMT+7

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các điệp viên Mỹ đã tiến hành nhiều vụ bắt cóc ở châu u, tạm giam người tại đó rồi lén lút chuyển họ từ nước này tới nước khác.

Trên đây là kết quả sơ khởi từ cuộc điều tra của Hội đồng châu u (CE), tổ chức bao gồm 46 nước thuộc khu vực châu u. Cuộc điều tra do thượng nghị sĩ Thụy Sĩ D.Marty tiến hành. Ông cho rằng hiện nay Mỹ không còn giam giữ bất kỳ nghi can nào ở châu u nữa mà đã bí mật chuyển tất cả sang Bắc Phi hồi đầu tháng 11, sau khi báo Washington Post lần đầu tiên khui ra rằng Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) có thể đặt nhà tù bí mật tại ít nhất 8 nước, trong đó có một số nước Đông u. Morocco được cho là nơi các nghi can đã bị chuyển đến. "Những gì mà chúng tôi thu thập được cho tới nay càng củng cố cho lời cáo buộc (CIA) vận chuyển và giam giữ nghi can ở các nước châu u mà không tuân thủ bất kỳ một quy trình pháp lý nào", ông Marty phát biểu. Ngoài ra, nhà điều tra của CE cũng cho rằng có sự hợp tác của cơ quan mật vụ các nước châu u trong vụ này: "Tôi nghĩ khả năng những hành động như thế này xảy ra mà không có sự đồng lõa là rất thấp. Cũng có thể các cơ quan mật vụ đã giấu chính quyền của họ khi hành động".

CIA đang phải đối mặt với hàng loạt rắc rối liên quan đến xì-căng-đan "điểm đen" ở châu u. Một tổ chức dân quyền Mỹ mang tên Liên minh tự do công dân Mỹ cho biết sẽ kiện CIA ra tòa để chấm dứt các hành động chuyển nghi can khủng bố đến các nước bên ngoài Mỹ trong tương lai. Theo tổ chức này thì CIA đã vi phạm cả luật pháp Mỹ và luật pháp quốc tế. Giới chức EU thì tuyên bố những nhà tù mật như thế này vi phạm Công ước nhân quyền của châu u và bất cứ nước nào bị phát hiện cho CIA đặt nhà tù trên lãnh thổ của mình sẽ mất quyền bỏ phiếu tại Hội đồng Bộ trưởng châu u.

Công bố kết quả điều tra sơ khởi, ông Marty cùng lúc chỉ trích mạnh mẽ Mỹ đã không chịu cung cấp đầy đủ thông tin về vụ này. Trong chuyến thăm châu u hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ C.Rice thừa nhận Mỹ đã chuyển các nghi can khủng bố đến nước thứ 3 để "thẩm vấn, giam giữ hoặc đưa ra trước công lý". Bà tuyên bố rằng nhân viên mật vụ Mỹ chỉ hành động khi được sự cho phép của chính phủ các nước nơi nghi can bị bắt giữ và khẳng định CIA tuân thủ hiệp ước chống tra tấn của LHQ. Tuy nhiên, trước hàng loạt câu hỏi dồn dập, bà Ngoại trưởng vẫn không thừa nhận cũng không phủ nhận về sự tồn tại của các nhà tù mật. Marty tuyên bố ông thực sự bực bội vì sự lảng tránh của bà Rice. Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về báo cáo của nhà điều tra Marty. Một phát ngôn viên bộ này thì cho rằng Ngoại trưởng Rice "đã nói tất cả những gì mà bà có kế hoạch nói về vấn đề này cho đến thời điểm hiện tại".

Cho tới nay, ít nhất 8 nước thuộc Liên minh châu u (EU) đã mở các cuộc điều tra riêng biệt và yêu cầu Mỹ phải làm rõ sự việc. Nhiều nước đã tuyên bố chấp nhận các lời giải thích của đại diện ngoại giao tài ba của Mỹ hồi tuần trước nhưng cho tới khi cuộc điều tra của CE đi đến kết luận cuối cùng, chắc chắn vấn đề sẽ không bị bỏ ngỏ. T.Lloyd, một thành viên của CE phát biểu: "Thật khó có thể tưởng tượng chuyện có một lỗ đen hợp pháp ngay giữa lòng châu u".

Kiều Oanh (BBC, WP, AP)

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.