Giáo sư Ngô Bảo Châu "bật mí" bí quyết học toán

31/08/2012 21:20 GMT+7

(TNO) Không chỉ chia sẻ về quyển sách Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình, giáo sư Ngô Bảo Châu còn chia sẻ nhiều về toán học, về bí quyết học toán và đặc biệt là những suy nghĩ của ông về sách giáo khoa hiện nay.

(TNO) Không chỉ chia sẻ về quyển sách Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình, giáo sư Ngô Bảo Châu còn chia sẻ nhiều về toán học, về bí quyết học toán và đặc biệt là những suy nghĩ của ông về sách giáo khoa hiện nay.

Buổi tọa đàm giữa giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà văn Nguyễn Phương Văn, nhà thơ Phan Đan và nữ họa sĩ Thái Mỹ Phương vào chiều 31.8 tại Viện trao đổi văn hóa với Pháp - IDECAF (Q.1, TP.HCM) đã thu hút rất đông sự theo dõi của các bạn trẻ.

Những chia sẻ cởi mở của giáo sư Ngô Bảo Châu và khách mời đã khiến các bạn trẻ không khỏi bật cười, rồi lại gật gù khi nhận ra ý nghĩa sâu sắc bên trong.


Các khách mời (từ trái sang phải): họa sĩ Thái Mỹ Phương, giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà văn Phương Văn và nhà thơ Phan Đan - Ảnh: Thiên Hương

Chia sẻ về sách giáo khoa hiện nay, giáo sư Châu cho biết: “Thực tế tôi có đọc một số sách giáo khoa toán, sử và nhận thấy rằng sách giáo khoa của chúng ta không hề tệ như người ta nói. Cái khó không phải nằm ở sách giáo khoa môn toán mà là cách dạy toán”.

 


Giáo sư Ngô Bảo Châu trả lời câu hỏi của các bạn trẻ  - Ảnh: Thiên Hương

Trước câu hỏi khá thú vị của một bạn trẻ “Làm thế nào để có thể giỏi toán như giáo sư”, giáo sư Ngô Bảo Châu cười đáp: “Chỉ có một bí quyết duy nhất là học chăm”.

Ngoài ra, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng chia sẻ thêm về thầy Tôn Thân, người thầy đã dạy toán cho mình hồi học cấp 2.

Câu chuyện khiến giáo sư nhớ nhất về người thầy của mình chính là lần thầy mang chiếc áo mưa vào lớp, để ngay ngắn trên bàn sau đó lại bị vo tròn như quả bóng và nằm dưới chân một học sinh tên Huy.

 
“Trí thức không phải là người dạy dỗ người khác, mà là người có khả năng tư duy độc lập trong mỗi vấn đề, có khả năng chỉ ra cái đúng, cái sai, cái hay, cái đẹp trong mỗi sự lựa chọn vì thế có thể giúp cho người khác có thêm kiến thức cho sự lựa chọn của chính họ”.

Giáo sư Ngô Bảo Châu

“Khi đó, thầy hỏi chúng tôi ai là người làm việc này. Không ai trả lời. Cuối cùng Huy đứng lên nhận lỗi. Nhưng thầy vẫn hỏi tiếp ai làm và thầy nghiêm giọng: “Hôm nay các em làm tôi rất buồn. Các em có lỗi mà không dám đứng ra nhận lỗi cùng bạn Huy”. Thú thật lúc đó tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng và học được rằng muốn sống tử tế, trước hết phải biết xấu hổ”, giáo sư Châu chia sẻ.

Là vị giáo sư toán học hàng đầu Việt Nam nhưng giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết cũng có lúc ông gặp phải nhiều áp lực trong cuộc sống.

“Quan trọng là sự kiên định trong con đường mà mình đã chọn. Ngày mai trời lại tươi sáng, xung quanh còn có bạn bè, đồng nghiệp, vợ con, niềm tin đó đã trở thành “xi măng” để gắn kết, củng cố cho tôi”, giáo sư cho biết.

Cũng tại buổi tọa đàm, giáo sư Ngô Bảo Châu cùng các khách mời chia sẻ về quyển sách Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình (NXB Nhã Nam).

Giáo sư cũng cho biết ông và nhà văn Nguyễn Phương Văn dự định sẽ tiếp tục viết tập 2 cho quyển sách này nhưng có thể sẽ mất nhiều thời gian.

 
Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhà văn Nguyễn Phương Văn - Ảnh: Thiên Hương


Nữ họa sĩ trẻ Thái Mỹ Phương - Ảnh: Thiên Hương

Ngoài ra, buổi tọa đàm còn đặc biệt thu hút bởi cách trả lời hài hước, thú vị của nhà văn Nguyễn Phương Văn và Thái Mỹ Phương, cô họa sĩ 8X đã vẽ những bức hình minh họa khá ngộ nghĩnh, dễ thương trong quyển “tiểu thuyết toán hiệp” này.

Thiên Hương

>> GS. Ngô Bảo Châu kể về thế giới kỳ ảo của những con số
>> Giáo sư Ngô Bảo Châu được bầu vào Viện Hàn lâm Mỹ
>> “Ẩn số” Ngô Bảo Châu
>> GS Ngô Bảo Châu được tặng Bắc đẩu Bội tinh
>> GS Ngô Bảo Châu: Làm toán như việc mở một hạt dẻ
>> Giao lưu cùng GS Ngô Bảo Châu, nhà văn Phan Việt
>> GS Ngô Bảo Châu: Mỗi thất bại luôn có mầm mống của thành công
>> GS Ngô Bảo Châu giao lưu với các thủ khoa ĐH
>> GS Ngô Bảo Châu: Học sinh phải yêu lấy nhà trường
>> Tặng Huy hiệu TP.HCM cho GS Ngô Bảo Châu
>> GS Ngô Bảo Châu: "Sẽ cố gắng kéo các nhà khoa học trẻ về VN làm việc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.