Gặp những người 'giấu mặt' dẫn đường máy bay: Nghề không được phép sai lầm

Gặp những người 'giấu mặt' dẫn đường máy bay: Nghề không được phép sai lầm

21/07/2023 09:05 GMT+7

Nhờ sự điều tiết của kiểm soát viên không lưu - những người chưa từng "lộ diện" trên các chuyến bay, nên các máy bay luôn đảm bảo an toàn khi bay trên bầu trời.

Mỗi ca làm việc của kiểm soát viên không lưu kéo dài 8 tiếng và cứ làm liên tục 2 tiếng thì nghỉ 30 phút vào ban ngày và 45 phút vào ban đêm. Khi vào ca, kiểm soát viên không lưu không được mang theo điện thoại, không được làm việc riêng để giữ tinh thần thật tỉnh táo.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga với 23 năm trong nghề kiểm soát không lưu

Trong không gian rộng khoảng 500 mét vuông, những kiểm soát viên không lưu tập trung cao độ theo dõi màn hình ra đa, trao đổi với phi công bằng tiếng Anh và người hiệp đồng ngồi cạnh bên. Trên tay mỗi người luôn cầm một cây viết xanh và một cây viết đỏ ghi chép trên băng phi diễn để phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.

Kiểm soát viên không lưu là nghề không được phép sai lầm. Bởi vì trên những chuyến bay là sinh mạng hàng trăm người, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể mang lại hậu quả khôn lường.

Các nữ kiểm soát viên không lưu cũng từng nhiều lần dẫn đường các máy bay gặp sự cố hạ cánh an toàn.

Những người giấu mặt dẫn đường máy trên ‘chín tầng mây’ - Ảnh 2.

Không gian làm việc tại Đài Kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất

VŨ PHƯỢNG - NGUYỄN ANH

Ngoài Trung tâm kiểm soát không lưu, bộ phận tiếp cận còn làm việc tại Đài Kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất nằm trong sân bay. Đài có độ cao 68 m so với mặt đất, phần đỉnh tháp được bố trí hai cabin kiểm soát không lưu với kết cấu thép cường độ cao và lắp các tấm kính chuyên dụng nhiều lớp theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế, cách âm, cách nhiệt và đảm bảo khả năng quan sát trực quan tối ưu cho các kiểm soát viên không lưu. Đây là biểu tượng kiến trúc đặc sắc trong mắt của du khách khi đến sân bay Tân Sơn Nhất và của người dân trong khu vực này.

Những người giấu mặt dẫn đường máy trên ‘chín tầng mây’ - Ảnh 3.

Đây là Đài Kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất nằm trong sân bay

VŨ PHƯỢNG - NGUYỄN ANH

Nữ kỹ sư bảo dưỡng máy bay ở Tân Sơn Nhất

Mỗi năm, kiểm soát viên không lưu phải thi năng định của Cục Hàng không, chứng nhận sức khỏe, tiếng Anh chuyên ngành để được duy trì giấy phép hành nghề. Do đó, việc đảm bảo sức khỏe, ăn uống luyện tập cũng được những nữ “CSGT của máy bay” chú trọng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.