Hai tâm trạng trái ngược

13/09/2023 10:13 GMT+7

Sau 4 năm, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un lại tới thăm Nga và lại gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong khoảng thời gian 4 năm ấy, môi trường chính trị đối ngoại và an ninh đã có nhiều chuyển biến rất cơ bản và sâu sắc đối với cả Nga lẫn Triều Tiên. Nga xung đột với Ukraine và đối địch quyết liệt phương Tây. Nước Mỹ cũng đã thay đổi lãnh đạo và Tổng thống đương nhiệm Joe Biden không có cùng cách tiếp cận như người tiền nhiệm Donald Trump đối với Nga và Triều Tiên.

Hai tâm trạng trái ngược - Ảnh 1.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc gặp tại Nga ngày 12.9

REUTERS

Thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác song phương đương nhiên là mục tiêu chính trong chuyến thăm Nga của ông Kim Jong-un lần này. Nhưng bối cảnh tình hình đặc biệt làm cho sự kiện đương nhiên ấy có thêm mục đích và ý nghĩa đặc biệt. Bối cảnh đặc biệt ấy vừa tạo tiền đề thuận lợi vừa thôi thúc Moscow và Bình Nhưỡng không chỉ tăng cường quan hệ đối tác mà còn trở thành đồng minh của nhau về chính trị và quân sự. Điều đó khiến các bên như Mỹ và đồng minh không hài lòng.

Ở chuyến thăm Nga lần này của ông Kim Jong-un, phương Tây dĩ nhiên lo ngại Bình Nhưỡng hỗ trợ quân sự cho Moscow. Mỹ dọa sẽ trừng phạt tất cả những bên hậu thuẫn quân sự cho Nga, nhưng Bình Nhưỡng có lẽ không vì sự răn đe này mà ngần ngại trợ giúp quân sự và ủng hộ Moscow.

Ông Kim Jong-un đến Nga, hội đàm với Tổng thống Putin

Đổi lại, Nga có thể giúp Triều Tiên về kinh tế và kỹ thuật, công nghệ quân sự, thậm chí cả công nghệ tên lửa và hạt nhân. Một khi Nga, Trung Quốc và Triều Tiên tăng cường hợp tác thì tình hình sẽ rất khác với phương Tây. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.