Thấp thỏm tết về, công nhân tằn tiện cầm cự chỉ mong 'ăn gì no là được'

Thấp thỏm tết về, công nhân tằn tiện cầm cự chỉ mong 'ăn gì no là được'

30/11/2023 08:08 GMT+7

Nhiều công nhân lao đao khi bị cắt giảm giờ làm, giảm đi thu nhập, nhiều người tìm cách bám trụ lại bằng cách thắt chặt chi tiêu, cắt giảm khẩu phần ăn.

Hạn chế chi tiêu hay cắt giảm khẩu phần ăn là cách mà các công nhân tại nhiều công ty, xí nghiệp ở quận Bình Tân, TP.HCM buộc lòng lựa chọn, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.

Thấp thỏm Tết về, công nhân tằn tiện bám trụ thành phố: 'Ăn gì no là được' - Ảnh 1.

Hạn chế chi tiêu hay cắt giảm khẩu phần ăn là cách mà các công nhân buộc lòng lựa chọn

SẦM ÁNH - CHIÊU NGÔ

Chị Mỹ Thành hiện là công nhân tại một công ty hơn 10 năm nay. Chị cho biết, chưa bao giờ phải đối diện tình cảnh khó khăn như vậy. Cứ mỗi tuần, đều đặn chị Thành lại ở nhà vào cuối tuần vì công ty cắt giảm giờ làm. Cũng vì lẽ đó mà chị mất đi một khoản thu nhập đáng kể.

Thấp thỏm Tết về, công nhân tằn tiện bám trụ thành phố: 'Ăn gì no là được' - Ảnh 2.

Chị Mỹ Thành hiện là công nhân cho hay, đã khoảng mấy tháng nay chị mới ăn tôm trở lại

SẦM ÁNH - CHIÊU NGÔ

Thấp thỏm tết về, công nhân tằn tiện bám trụ lại thành phố: ‘Ăn gì no là được'

Chị Thành tâm sự, mình và chồng phải gửi tiền hàng tháng về quê để nhờ ông bà nuôi 3 đứa con nhỏ. Vì vậy, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình phải tằn tiện nhất có thể. Đồng thời những ngày nghỉ, chị Thành lại đi tìm việc làm thêm, mong sẽ có tiền lo cho gia đình, nhất là khi chỉ còn hơn hai tháng nữa là Tết Nguyên đán.

Thấp thỏm Tết về, công nhân tằn tiện bám trụ thành phố: 'Ăn gì no là được' - Ảnh 3.

Công nhân phải chọn cách dè sẻn chi tiêu để lo cho gia đình

SẦM ÁNH - CHIÊU NGÔ

Không riêng gì những công nhân bị ảnh hưởng do nền kinh tế khó khăn chung, mà ngay cả những người buôn bán gần các công ty, xí nghiệp đều than ngắn thở dài. Bà Nguyễn Thị Nhuận, năm nay đã 50 tuổi, công việc bán trái cây chỉ là tạm thời vì giờ bà không thể đi làm công ty kiếm tiền nữa.

Thấp thỏm Tết về, công nhân tằn tiện bám trụ thành phố: 'Ăn gì no là được' - Ảnh 4.

Những chiếc xe đẩy hàng rong bị bỏ trống

SẦM ÁNH - CHIÊU NGÔ

Kỳ vọng có một cái tết tạm gọi là đủ trong bối cảnh hiện tại, nhiều công nhân cũng như người dân lao động đành phải thắt chặt chi tiêu trong những tháng cuối năm 2023. Họ vẫn mong chờ trong thời gian sắp tới, công việc sẽ ổn định hơn, thu nhập sẽ khấm khá hơn.

Thấp thỏm Tết về, công nhân tằn tiện bám trụ thành phố: 'Ăn gì no là được' - Ảnh 5.

Nhiều công nhân đành kiếm công việc làm thêm để trụ lại thành phố

SẦM ÁNH - CHIÊU NGÔ

Tiểu thương đóng cửa, rao bán sạp: Nhiều chợ ở TP.HCM 'vắng như chùa Bà Đanh'

Trước đó, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam được xem là công ty đông lao động nhất ở TP.HCM đã phải cắt giảm công nhân nhiều lần. Cụ thể các đợt cắt giảm diễn ra vào tháng 2.2023 (cắt giảm hơn 2.300 công nhân lao động, mức hỗ trợ thôi việc cao nhất là 379 triệu đồng/lao động), tháng 5.2023 (giảm khoảng 5.700 người, mức hỗ trợ thôi việc cao nhất là 452 triệu đồng/lao động) và gần đây là tháng 8.2023, công ty này tiếp tục cắt giảm 1.231 lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Việc cắt giảm người lao động đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều công nhân làm việc tại đây, đặc biệt là khi thời điểm Tết Nguyên đán đã cận kề.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.