Tiềm năng phát triển chocolate thương hiệu Việt

Tiềm năng phát triển chocolate thương hiệu Việt

21/03/2024 13:49 GMT+7

Được các chuyên gia chocolate Pháp, Ý đánh giá rất cao về hương vị và chất lượng, tuy nhiên sản lượng cây cacao Việt – nguyên liệu chính làm chocolate đang chưa tương xứng. Trong khi giá hạt cacao thô trên thế giới tăng 30-40% do vùng nguyên liệu có xuất xứ từ Tây Phi đang giảm do dịch bệnh, mất mùa.

Ông Olivier nicod - Chuyên gia nghiên cứu về cacao và chocolate người Pháp đánh giá rằng Việt Nam có nguồn cacao chất lượng thuộc top 5% thế giới, lại có sự đa dạng về vùng trồng. Nhưng thực tế, sản lượng không đáp ứng nổi thị trường trong nước.

Hạt cacao có thể nói là loại nguyên liệu số 1 và truyền thống để làm chocolate. Cây cacao được trồng nhiều nơi, tuy nhiên, giống cây này ở Việt Nam nổi tiếng là loại cho chất lượng thuộc hàng tốt nhất thế giới.

Tiềm năng phát triển chocolate thương hiệu Việt- Ảnh 1.

Ông Olivier nicod - Chuyên gia nghiên cứu về cacao và chocolate người Pháp đang có chuyến công tác tại TP.HCM

Lê Nam

"Tôi ấn tượng với hương vị đặc biệt và chất lượng tuyệt vời của hạt cacao Tiền Giang, nó được xếp hạng trong top 5% hạt cacao có hương vị tốt nhất toàn cầu", vị chuyên gia chia sẻ.

Cacao được đưa vào miền Nam Việt Nam bởi người Pháp từ trước năm 1954. Hiện nay ở nước ta có 3 vùng trồng ca cao chính là khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Dù chất lượng hạt được đánh giá cao nhưng sản lượng quá khiêm tốn, hạt cacao còn không đủ dùng cho nhu cầu trong nước. Theo các chuyên gia, chừng 2-3 năm tới, việc thiếu hụt vùng nguyên liệu chắc chắn sẽ xảy ra nếu như ngành nông nghiệp nội địa không có tính toán kịp thời.

Tiềm năng phát triển chocolate thương hiệu Việt- Ảnh 2.

Anh Dương Trần Xuân Vũ, sáng lập công ty TIM Corp hỗ trợ nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp với cây cacao Việt

Lê Nam

Ông Trần Dương Xuân Vũ (CEO công ty TIM Corp) cho biết: "Việt Nam là nước nằm trong vành đai cacao, chúng ta có những vùng trồng cây cacao thì hiện nay có tầm 15 tỉnh thành. Tuy nhiên, diện tích trồng rải rác và diện tích khả nhỏ, quy mô hộ gia đình thôi nên sản lượng không được nhiều. Theo lý thuyết hàng năm, Việt Nam có tầm 4.000 tấn hạt khô, tương đương 0,1% hạt cacao khô thế giới. Thực tế thấp hơn số lượng đó".

Tiềm năng phát triển chocolate thương hiệu Việt- Ảnh 3.

Việt Nam có những giống cacao được đánh giá có hương vị hàng đầu thế giới

Lê Nam

Ông Nguyễn Hải Yến, đồng sáng lập thương hiệu Alluvia Chocolate (Việt Nam) cho biết cây ca cao trong nước đang có cơ hội tốt để "hồi sinh" do nhu cầu tiêu thụ trái ca cao đang tăng chóng mặt.

"Gia đình của mình trồng cacao từ năm 2006 tới giờ. Tới 2013 thì sản xuất bột cacao, tới 2016 thì chính thức sản xuất chocolate. Hiện tại chúng tôi cũng thu mua trong tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và nhiều tỉnh miền Tây để sản xuất chocolate. Do nhu cầu rất lớn để sản xuất, chúng tôi cũng đang hợp tác với nông dân bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các nhà vườn", ông Yến nói.

Tiềm năng phát triển chocolate thương hiệu Việt- Ảnh 4.

Diện tích vùng trồng giảm cho dịch bệnh, mất mùa khiến giá nguyên liệu tăng cao trên toàn thế giới

Hiện nay, giá hạt ca cao trên thế giới cũng đã tăng 30 - 40%, khoảng trên 100.000đ/kg. Những nhà cung cấp cacao lớn trên thế giới có dấu hiệu sụt giảm. Khoảng 2/3 tổng sản lượng ca cao trên thế giới có xuất xứ từ Tây Phi, nhưng diện tích trồng ở vùng này đang giảm do dịch bệnh, mất mùa.

Trong khi, thị trường chocolate trên toàn thế giới ngày càng phát triển mạnh. Theo Mordor Intelligence, quy mô thị trường chocolate dự kiến sẽ tăng từ 111,97 tỷ USD vào năm 2023 lên 133,18 tỷ USD vào năm 2028.

Nếu phát triển vùng nguyên liệu, chocolate Việt hoàn toàn có thể chen chân vào sân chơi rộng lớn này.

"Trước đây sản lượng cacao hạt cung cấp cho thị trường đã thiếu rồi, nhu cầu tới 5 triệu tấn/năm nhưng chỉ sản xuất 4 triệu-4,5 triệu thôi. Cộng thêm năm nay tác động như vậy làm cho việc thiếu hụt trở nên trầm trọng hơn, giá đang rất cao", anh Vũ nhận định.

Tiềm năng phát triển chocolate thương hiệu Việt- Ảnh 5.

Tiềm năng phát triển cây cacao và thương hiệu chocolate Việt còn đang rất lớn

Lê Nam

Cản trở lớn nhất đối với các đơn vị phát triển các sản phẩm chocolate Việt chính là cơ sở vật chất, hệ thống máy móc với kĩ thuật cao. Một số công ty nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng từ thị trường Việt nên mạnh dàn tìm kiếm đối tác phân phối thiết bị.

Tiềm năng phát triển chocolate thương hiệu Việt- Ảnh 6.

Nhà sản xuất hàng đầu thế giới về máy móc cho ngành chocolate chọn đối tác Việt Nam để phân phối sản phẩm

"Từ hơn 50 năm nay, Selmi được biết đến là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các máy móc, thiết bị ngành chocolate. Hương vị hạt cacao Việt Nam vô cùng đặc biệt để làm ra chocolate chất lượng rất cao. Chúng tôi chọn Việt Nam là thị trường trọng tâm nhằm cung cấp không chỉ thiết bị máy móc mà còn các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ canh tác tới sản xuất cho Việt Nam. Từ đó có thể hỗ trợ cho các khách hàng khác ở các nước lân cận và toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương", ông Michele - đại diện công ty phân phối thiết bị máy móc nói.

Thực tế ngành cacao và chocolate Việt Nam còn rất mới. Việt Nam chưa có quá nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm chocolate mặc dù nguồn nguyên liệu, thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp. Vì vậy đây là rất tiềm năng với cả ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.