TNO

Vì sao B-47 ném bom hạt nhân xong phải bay lộn ngược đầu?

15/05/2016 10:04 GMT+7

(Tin Nóng) Những năm 1950, oanh tạc cơ phản lực B-47 là máy bay ném bom hạt nhân chủ lực của Mỹ đối phó Liên Xô. Loại máy bay này một khi ném bom hạt nhân phải bay lộn ngược đầu trở lại hướng bay cũ, vì sao?

(Tin Nóng) Những năm 1950, oanh tạc cơ phản lực B-47 là máy bay ném bom hạt nhân chủ lực của Mỹ đối phó Liên Xô. Loại máy bay này một khi ném bom hạt nhân phải bay lộn ngược đầu trở lại hướng bay cũ, vì sao?

B-47 ném bom hạt nhân xong là bay lộn đầu thoát khỏi vùng ném bom

Một clip ghi lại cảnh B-47 bay lộn đầu trong một lần thực nghiệm ném bom hạt nhân giải thích vì sao phải làm như vậy, theo PopularMechanics ngày 9.5.

Khi Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki tháng 8.1945, loại máy bay dùng ném bom là B-29 loại 4 động cơ cánh quạt. Bom nguyên tử lúc đó tuy ghê gớm nhưng sức công phá chưa bằng các loại bom hạt nhân sau này (mạnh gấp hàng trăm đến hàng ngàn lần).

Oanh tạc cơ B-47 Stratojet do Boeing chế tạo, bay lần đầu năm 1947, biên chế vào Không quân Mỹ từ 1951. Loại máy bay ném bom chiến lược này dùng 6 động cơ phản lực, dài 32 m, sải cánh 35 m, bay nhanh đến 977 km/giờ, trần bay hơn 10.000 m, tổ lái 3 người. Loại này được biên chế vào lực lượng của Bộ tư lệnh không quân chiến lược (SAC) để sẵn sàng ném bom hạt nhân xuống Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh.

Điều khiến người ta ngạc nhiên là loại máy bay này khi vào giai đoạn ném bom hạt nhân phải bay lộn ngược đầu, và bom chỉ được thả ra khi thân máy bay thẳng đứng với mặt đất trong quá trình bay lộn ngược.

Lý do là khi bom hạt nhân nổ, sức công phá của bom có thể gây tác hại đến máy bay, nên máy bay càng thoát nhanh khỏi vùng ảnh hưởng của bom càng tốt. Nếu chỉ rẽ trái hay phải để quay đầu thì rõ ràng không đủ thì giờ, tốt nhất là bay vòng lại theo hướng ngược đầu (ngửa bụng lên trời) là nhanh nhất. Và càng tốt hơn là khi bắt đầu bay lộn vòng, bom phải được thả ra ngay lúc thân máy bay vuông góc với mặt đất, và máy bay bay ngược lại về hướng bay cũ theo tư thế ngửa bụng lên trời rồi sau đó từ từ quay lại theo phương bình thường (bụng song song mặt đất).

Cách bay lộn đầu quay lui kiểu Immellmann

Cách bay lộn vòng này được Không lực Mỹ gọi là Hệ thống ném bom ở độ cao thấp (LABS), hay còn gọi là vòng lộn Immellmann (theo tên 1 phi công thực hiện kiểu bay này thời Thế chiến I). B-47 sẽ bay thấp để tránh bị radar phát hiện, gần đến mục tiêu sẽ bay lộn vòng như trên để nhanh chóng đạt độ cao tối đa, quay lại đường bay cũ và thả bom lúc thân máy bay đang vuông góc với mặt đất.

Oanh tạc cơ B-47, thế hệ trước của B-52, do Boeing chế tạo

Dĩ nhiên cú bay lộn ngược đầu để vòng lại này sẽ gia tăng lực gia tốc G lên phi công và máy bay, và cho dù có đạt được thì giờ và khoảng cách tối đa có thể, máy bay cũng khó lòng thoát khỏi tầm ảnh hưởng của sức nóng lẫn bức xạ của một vụ nổ hạt nhân. Cũng may là các chiếc B-47 chưa phải thực hiện cú lộn đầu này trong tình huống chiến tranh thực sự, và đã về hưu vào những năm 1970.

Xem B-47 bay lộn ngược đầu trong một lần thực tập ném bom hạt nhân:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.