Vì sao Đại sứ Israel mang Hiến chương LHQ ra xé giữa Đại hội đồng?

Vì sao Đại sứ Israel mang Hiến chương LHQ ra xé giữa Đại hội đồng?

La Vi
La Vi
11/05/2024 19:00 GMT+7

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 10.5 đã ủng hộ nỗ lực của người Palestine để trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc bằng cách bỏ phiếu công nhận Palestine đủ điều kiện trở thành ứng viên.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ủng hộ nỗ lực của Palestine để trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc vào hôm 10.5, khuyến nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc "xem xét lại vấn đề theo hướng thuận lợi".

Cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đóng vai trò như một cuộc khảo sát toàn cầu, sau khi Mỹ phủ quyết ý tưởng này tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một tháng trước đó.

Việc Palestine thúc đẩy trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc diễn ra 7 tháng sau khi nổ ra cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Palestine Hamas ở Dải Gaza, đồng thời khi Israel đang mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây bị chiếm đóng, điều mà Liên Hiệp Quốc coi là bất hợp pháp.

Vì sao Đại sứ Israel mang Hiến chương LHQ ra xé giữa Đại hội đồng?- Ảnh 1.

Cuộc họp của Đại hội đồng LHQ vào hôm 10.5

Reuters

Đại sứ Palestine tại Liên Hiệp Quốc Riyad Mansour đã phát biểu trước Đại hội đồng trước cuộc bỏ phiếu:

"Bỏ phiếu đồng ý là bỏ phiếu cho sự tồn tại của người Palestine, chứ không chống lại bất kỳ nhà nước nào. Đó là một khoản đầu tư cho hòa bình và do đó tăng cường sức mạnh của hòa bình", ông Mansour nói.

Trong khi đó, Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc Gilad Erdan, người phát biểu sau ông Mansour, cáo buộc hội đồng đã phá bỏ Hiến chương Liên Hiệp Quốc:

"Chính tay quý vị đang xé nát Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Vâng vâng. Đó là những gì bạn đang làm. Xé nát Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Thật đáng tiếc", ông Erdan phát biểu.

Cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng hôm 10.5 không trao cho người Palestine tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc mà chỉ công nhận họ có đủ điều kiện để tham gia.

Đơn đăng ký trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc trước tiên cần phải được Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên và sau đó là Đại hội đồng chấp thuận.

Nếu được Hội đồng Bảo an bỏ phiếu một lần nữa, nỗ lực này có thể sẽ phải đối mặt với số phận tương tự: quyền phủ quyết của Mỹ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.